CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÀI NĂNG
Tổng quan về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo các lớp Tài năng là chương trình nòng cốt của Trung tâm Chí Dũng, tiêu biểu cho Mô hình giáo dục Thăng tiến, là một thực nghiệm khoa học cho Phương pháp Trị liệu bằng giáo dục.
Chương trình này giải quyết toàn diện các vấn đề cho người học. Có bạn tìm đến với lớp Tài năng vì thắc mắc về mục đích cuộc đời, đến để trả lời câu hỏi: sống để làm gì? Có bạn đến để lấy chất liệu nuôi dưỡng cho các mối quan hệ tình cảm: bạn bè, gia đình, người yêu. Có bạn đến để hoàn thiện bản thân với sự cầu tiến và tinh thần hiếu tri. Có bạn đến vì hiếu kỳ, xem coi nó là cái gì và muốn “phá đổ” các tư tưởng của nó, vân vân ...Tất cả đều được giải đáp thỏa đáng trong chương trình Tài năng.
Chương trình này mang tính trị liệu toàn diện cho người học bằng công cụ giáo dục liên ngành. Cho nên các vấn đề xoay quanh đời sống con người đều được hướng dẫn cách xử lý tối ưu nhất.
Lộ trình cấp lớp Tài năng
Hiện tại có 4 cấp lớp tài năng nối tiếp nhau: Tài năng tiểu học, Tài năng THCS, Tài năng THPT trở lên, Tài năng cho người bận rộn. Trong đó ra đời đầu tiên là Tài năng THPT trở lên, với khóa 1 vào hè năm 2016.
Bốn phạm trù trong Tài năng
Chương trình đào tạo các lớp Tài năng chú trong 4 phạm trù:
Tư tưởng
Đạo đức
Tri thức
Kỹ năng.
Mỗi cấp lớp sẽ có tỷ lệ % khác nhau giữa 4 nội dung này. Từ đó đào luyện toàn diện cho người học theo triết lý giáo dục của Mô hình Giáo dục Thăng tiến.
Mục đích tối hậu
Dẫn dắt học viên từng bước thăng tiến (thân – khẩu – ý) đến tối thiểu đích thứ 2 (Thăng tiến trí tuệ) trên 5 đích đời theo triết lý giáo dục đã có
Mục đích dài hạn
Xây dựng một tập thể có đặc điểm:
Chăm lo cho sự học về 4 trụ cột tri thức: giáo dục học, triết học, tâm học, tâm linh học (khoa học tỉnh thức);
Chăm lo thăng tiến tự thân (sửa cái xấu đã có và gieo cái mới chưa có);
Ổn định về phương tiện vật chất để sinh sống.
Mục đích ngắn hạn
Giáo dục và đào tạo 4 phạm trù cho học viên:
Tri thức;
Kỹ năng (Khoa học Ứng dụng);
Đạo đức;
Tư tưởng.
Qua từng lớp tài năng là sự vươn lên trên thang bậc thăng tiến hạng người, mức tối đa đạt đến Hiền Triết
Đánh giá đầu vào
[1] Không đánh giá đầu vào;
[2] Học viên lớn tuổi được đăng ký học lớp nhỏ, học viên nhỏ tuổi không được học lớp lớn hơn ngoại trừ những trường hợp đặc biệt;
[3] Được phép học song nhiều lớp nếu đủ tuổi, đủ năng lực;
[4] Học viên khóa cũ được dự thính lại lớp đã học miễn phí, nếu học viên đó hiện học khóa trên hoặc làm việc tại trung tâm, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Nếu học viên đã nghỉ khỏi hệ thống trung tâm mà học lại thì vẫn xem như học viên mới.
Đánh giá đầu ra
[1] Đối với Tài năng THPT trở lên: có chuẩn đánh giá đầu ra chi tiết và bắt buộc nhằm giúp học viên bám sát thực hành để thăng tiến tuần tự (chi tiết cụ thể từng lớp sẽ khác nhau);
Thi lên lớp: gồm viết luận, thuyết trình, vấn - đáp;
Thực hành thăng tiến;
Thực hành tri thức.
[2] Đối với Tài năng THCS: đối với T01, T02 thì sự đánh giá chủ yếu dựa vào giảng sư và giáo vụ, đối với T03 và T04 thì đánh giá năng lực, đánh giá quá trình, đánh giá hướng đối tượng.
[3] Đối với Tài năng Tiểu học và Tài năng cho người bận rộn thì không bắt buộc đánh giá đầu ra.
Tài năng đánh giá theo 3 loại: đánh giá năng lực, đánh giá hướng đối tượng và đánh giá quá trình. Điểm đánh giá được trao vào tay người học dần dà chứ không phải lệ thuộc người dạy.
Vào tài năng, bạn sẽ được thụ hưởng một hệ sinh thái năng động và chân chánh bao gồm: các lớp bổ trợ miễn phí, các Câu lạc bộ, các hoạt động đồng hành, các hoạt động tự đề xuất,…
Chúng tôi rất rõ ràng với quan niệm: “Đã học thì phải thăng tiến. Mà đã thăng tiến thì phải tự chịu trách nhiệm và tự đánh giá được năng lực của bản thân chứ không phải lệ thuộc vào sự cho điểm của người khác.”
Phan Chí Dũng
Hệ sinh thái CTĐT Tài Năng
[1] Tất cả các CTĐT đều hướng đến việc phụ vụ tối đa cho CTĐT Tài Năng;
[2] Học viên Tài Năng cần bổ túc tri thức hàn lâm để suy tư, nâng cao hiểu biết thì có thể đi học các lớp thuộc về CTĐT khoa học hàn lâm;
[3] Học viên Tài năng cần bổ túc tri thức Phật học để hướng thượng và đạt đáo đích đời rốt ráo thì đi học các môn thuộc về CTĐT các lớp bổ trợ;
[4] Học viên Tài Năng cần bổ túc kỹ năng ứng dụng tri thức cho nhanh cho dễ thì có thể đi học các lớp thuộc về CTĐT khoa học ứng dụng;
[5] Học viên Tài Năng muốn đi giáo hóa chúng người khác, đem đến ích lợi cho nhiều người (gia đình, bạn bè, người thân…) thì có thể đi học các lớp thuộc về CTĐT Làm giáo dục;
[6] Học viên Tài Năng muốn sử dụng ngôn ngữ (Anh ngữ, Việt ngữ, Pali ngữ,...) thiện xảo để phục vụ cho mục đích thăng tiến thì có thể đi học các lớp thuộc về CTĐT Khoa học ngôn ngữ;
[7] Học viên Tài Năng là học sinh phổ thông muốn vừa thăng tiến vừa học tốt các môn văn hóa thì có thể đi học các lớp thuộc về CTĐT Các môn văn hóa.